Lợi ích việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước
Mặc dù Samsung sản xuất một số cảm biến camera tốt nhất cho smartphone nhưng hãng lại không sử dụng trong các sản phẩm của mình. Chính vì vậy, Xiaomi đang muốn tận dụng điều này để giúp Xiaomi 15 Ultra vượt trội hơn chính sản phẩm cao cấp mới nhất của Samsung là Galaxy S25 Ultra.Theo tuyên bố từ Xiaomi, Xiaomi 15 Ultra sẽ được trang bị bốn camera ở mặt sau, gồm camera chính 50 MP (cảm biến Sony LYT900 1 inch) với OIS và khẩu độ F1.63; camera siêu rộng 50 MP (cảm biến Samsung ISOCELL JN5 1/2,76 inch) với ống kính 14 mm; camera tele 50 MP ( cảm biến Sony IMX858 1/2,51 inch) với OIS, khẩu độ F1.8 và zoom quang 3x; camera siêu tele 200 MP (cảm biến Samsung ISOCELL HP9 1/1,4 inch) với OIS, khẩu độ F2.5 và zoom quang 4.3x.Đối với thiết kế, Xiaomi 15 Ultra mang đậm phong cách máy ảnh Leica với vỏ máy lớn và lớp hoàn thiện hai tông màu. Theo Xiaomi, hãng đã hợp tác với Leica để tối ưu hóa quá trình xử lý hình ảnh.Về mặt kỹ thuật, camera chính và camera tele của Xiaomi 15 Ultra lớn hơn so với camera trên Galaxy S25 Ultra, điều này có thể mang lại chất lượng hình ảnh và video tốt hơn. Tuy nhiên, hiệu suất thực tế còn phụ thuộc vào việc tối ưu hóa phần mềm.Ngoài camera ấn tượng, Xiaomi 15 Ultra còn sở hữu màn hình OLED 6,73 inch với tốc độ làm mới từ 1 Hz đến 120 Hz và độ sáng tối đa 3.200 nit. Máy được trang bị chip Snapdragon 8 Elite, RAM lên đến 16 GB, dung lượng lưu trữ tối đa 1 TB, pin 5.410 mAh với sạc nhanh có dây 90W và sạc nhanh không dây 80W.Các tính năng khác trên sản phẩm bao gồm camera trước 32 MP, đầu đọc dấu vân tay siêu âm, loa stereo, khả năng chống bụi và nước đạt tiêu chuẩn IP68+IP69, GPS, Wi-Fi 7, Bluetooth 5.4, NFC và cổng USB-C 3.2. Đặc biệt, phiên bản dành cho thị trường Trung Quốc sẽ có pin dung lượng 6.000 mAh.Xiaomi 15 Ultra sẽ được công bố tại Trung Quốc vào ngày 27.2 trước khi xuất hiện tại triển lãm MWC 2025 ở Barcelona (Tây Ban Nha) vào ngày 2.3. Với những thông số kỹ thuật ấn tượng, chiếc điện thoại này hứa hẹn sẽ là đối thủ đáng gờm của Galaxy S25 Ultra, đặc biệt về camera và dung lượng pin. Samsung phải cần cải thiện những yếu tố này trong các sản phẩm tương lai để giữ vững vị thế cạnh tranh.Xe Toyota Innova bật đèn cảnh báo nguy hiểm 'vô tội vạ', thản nhiên đi… dạo phố
Sáng 27.1, giá USD thế giới tăng nhẹ. Chỉ số USD-Index đầu ngày đạt 107,47 điểm, tăng 0,2 điểm so với cuối tuần qua. Trong nước, các ngân hàng đang nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 nên giá USD không thay đổi như Vietcombank niêm yết mua USD chuyển khoản ở mức 24.800 đồng, bán ra 25.300 đồng… Riêng giá USD tự do tăng 10 đồng, đưa giá mua lên 25.460 đồng và bán ra lên 25.560 đồng. Trong nước, tỷ giá những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025 hạ nhiệt nhờ giá USD thế giới đi xuống. Bên cạnh đó, dòng tiền kiều hối năm 2024 về Việt Nam tiếp tục tăng cao và đây là một trong những lý do giúp tỷ giá ngoại tệ USD/VND ổn định. Riêng tại TP.HCM, kết thúc năm 2024, ước khoảng có 9,6 tỉ USD lượng kiều hối chuyển về thành phố, tăng 140 triệu USD so với năm 2023. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, châu Á và châu Mỹ là 2 khu vực có lượng kiều hối chuyển về chiếm tỷ trọng cao nhất, tới 82,2% tổng lượng kiều hối chuyển về trong năm 2024. Tính chung năm 2024, kiều hối chảy về của cả nước ước đạt khoảng 16 tỉ USD.Giá USD thế giới đã xuống thấp nhất trong vòng 1 tháng. Dù vậy, Trên investing.com, các chuyên gia bình luận rằng, vùng 107,75-108,25 hiện sẽ là ngưỡng kháng cự mạnh của chỉ số USD-Index. Chỉ số này vẫn có thể giảm xuống mốc 106 điểm nhưng sau đó xu hướng tăng rộng hơn có thể sẽ được duy trì tiếp.Trong tuần này, một loạt các sự kiện và dữ liệu quan trọng sẽ được công bố. Bắt đầu với cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ diễn ra vào ngày 29.1 với sự kỳ vọng của thị trường về việc Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp này. Tiếp theo là cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến diễn ra vào một ngày sau đó là ngày 30.1. Cuối cùng là dữ liệu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, thước đo lạm phát của Fed - cũng sẽ được công bố...
Sôi nổi hội thao VRG khu vực II
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 1.3, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.Ông Nguyễn Ngọc Cảnh sinh ngày 14.1.1972; quê quán: xã Văn Môn, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.Từ năm 2003 - 2012, ông Cảnh là Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính).Từ năm 2012 đến tháng 8.2020, ông Cảnh công tác tại Ngân hàng Nhà nước và trải qua nhiều vị trí như Trợ lý Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối. Ông Cảnh giữ chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ tháng 8.2020 đến nay.Với việc bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Cảnh, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước hiện nay gồm Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và 6 Phó thống đốc là các ông: Đào Minh Tú, Đoàn Thái Sơn, Phạm Tiến Dũng, Phạm Thanh Hà, Phạm Quang Dũng và Nguyễn Ngọc Cảnh.Ngày 24.2, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.3Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước gồm: Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Thanh toán; Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính - Kế toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Thanh tra Ngân hàng Nhà nước; Sở Giao dịch; Cục Công nghệ thông tin; Cục Phát hành và kho quỹ; Cục Quản lý ngoại hối; Cục Phòng, chống rửa tiền; Cục Quản lý, giám sát tổ chức tín dụng; Cục An toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các khu vực (Ngân hàng Nhà nước khu vực); Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; Thời báo Ngân hàng.
Du khách thích thú check-in bên tháp bánh mì đặc ruột Nha Trang
Ngày 4.1, thông tin từ Công an TX.Thái Hòa (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Tính (38 tuổi, ngụ xã Long Hưng, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, trong đó có cả giấy triệu tập của ngành công an. Trước đó, Công an TX.Thái Hòa phát hiện đường dây làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức và các loại giấy tờ giả này được rao bán qua mạng xã hội nên đã lập chuyên án để điều tra. Qua điều tra, cơ quan công an xác định Nguyễn Đức Tính là nghi phạm cầm đầu đường dây này với vai trò trực tiếp sản xuất, phân phối, điều hành. Khám xét khẩn cấp nơi tạm trú của Tính tại xã Long Hưng (TP.Biên Hòa), lực lượng chức năng thu giữ hàng trăm tài liệu giả, gồm: bằng đại học, các loại chứng chỉ, thẻ nhà báo, giấy đăng kiểm phương tiện, căn cước công dân, tem kiểm định… và nhiều công cụ, máy móc phục vụ việc làm giấy tờ giả. Mở rộng vụ án, cơ quan chức năng đã bắt giữ Hoàng Thanh Tuyền (29 tuổi, ngụ H.Ý Yên, tỉnh Nam Định) và Nguyễn Tuấn Thông (28 tuổi, ngụ H.Chư Prông, tỉnh Gia Lai), là 2 mắt xích trong đường dây làm giả tài liệu này. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Đức Tính khai nhận, từ đầu năm 2024 đến khi bị bắt, Tính và 2 đồng phạm đã làm giả hàng ngàn loại giấy tờ, tài liệu bán cho "khách hàng" trên khắp cả nước với giá mỗi giấy tờ, tài liệu giả từ 3 - 5 triệu đồng. Các giấy tờ, tài liệu giả được "khách hàng" đặt mua với mục đích đi xin việc, hợp thức hóa bằng cấp, hồ sơ… Đặc biệt, nhóm này còn làm giả cả giấy triệu tập của ngành công an để bán cho các đối tượng tội phạm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.